conmuatinhyeu

Blog Chứng khoán – Tiền tệ

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Khác gì với bảo hiểm nhân thọ?

Bảo hiểm phi nhân thọ là một loại hình bảo hiểm tự nguyện nhằm bảo vệ khách hàng khỏi những tổn thất về tài sản hoặc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba. Bảo hiểm phi nhân thọ có nhiều loại, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bảo hiểm nhân thọ, ngược lại, là loại hình bảo hiểm tích lũy giá trị tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tham gia. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về bảo hiểm phi nhân thọ là gì, khác gì với bảo hiểm nhân thọ và một số lưu ý khi mua bảo hiểm phi nhân thọ. Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và những tổn thất khác hoặc trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Theo đó, mỗi người tham gia bảo hiểm phi nhân thọ thường đóng phí một lần và được công ty bảo hiểm cam kết chi trả, bồi thường trong thời hạn nhất định (từ 01 – 02 năm) nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về vật chất, cơ thể, tai nạn trong thời hạn bảo hiểm. Trường hợp không gặp bất kỳ rủi ro trong thời gian bảo hiểm thì sau khi kết thúc hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên sẽ chấm dứt, người tham gia cũng không được nhận lại số tiền bảo hiểm mà mình đã đóng. Bảo hiểm phi nhân thọ có nhiều quyền lợi cho người tham gia • Bảo vệ tài sản: Bảo hiểm phi nhân thọ giúp người tham gia bảo vệ giá trị tài sản khỏi các rủi ro như mất mát, thiệt hại do cháy, nổ, trộm cắp, thiên tai, tai nạn giao thông, …. Quyền lợi bao gồm bồi thường cho các thiệt hại về tài sản, hàng hóa, xe cơ giới, thân tàu, máy bay, … • Bảo vệ trách nhiệm dân sự: Bảo hiểm phi nhân thọ giúp người tham gia giảm thiểu trách nhiệm với bên thứ ba khi gặp phải các vấn đề phát sinh do hoạt động của mình. Quyền lợi bao gồm bồi thường cho các thiệt hại về con người, tài sản, tín dụng, tài chính, … của bên thứ ba do người tham gia gây ra. • Bảo vệ sức khỏe và tai nạn con người: Bảo hiểm phi nhân thọ giúp người tham gia bảo vệ sức khỏe và tài chính trong trường hợp họ bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật, hoặc tử vong. Quyền lợi bao gồm trợ cấp theo ngày nằm viện, bồi hoàn chi phí y tế, bồi thường thương tật hoặc tử vong, … Bảo hiểm phi nhân thọ khác gì với bảo hiểm nhân thọ? Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm tích lũy giá trị tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tham gia. Theo đó, mỗi người tham gia bảo hiểm nhân thọ thường đóng phí định kỳ (tháng, quý, năm) và được công ty bảo hiểm cam kết chi trả, bồi thường trong thời hạn dài hạn (từ 10 – 20 năm hoặc trọn đời) nếu có những rủi ro xảy ra gây tổn thất về sức khỏe, tính mạng trong thời hạn bảo hiểm. Trường hợp không gặp bất kỳ rủi ro trong thời gian bảo hiểm thì sau khi kết thúc hợp đồng, người tham gia sẽ được nhận lại số tiền bảo hiểm mà mình đã đóng cùng với lãi suất tích lũy. Bảo hiểm nhân thọ có nhiều quyền lợi cho người tham gia, như: • Bảo vệ sức khỏe và tính mạng: Bảo hiểm nhân thọ giúp người tham gia bảo vệ sức khỏe và tài chính trong trường hợp họ bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn, hoặc tử vong. Quyền lợi bao gồm bồi hoàn chi phí y tế, bồi thường thương tật hoặc tử vong, trợ cấp bệnh hiểm nghèo, trợ cấp bệnh nặng, … • Tích lũy tiết kiệm: Bảo hiểm nhân thọ giúp người tham gia tích lũy tiết kiệm và tăng giá trị tài sản trong thời gian dài. Quyền lợi bao gồm nhận lại số tiền bảo hiểm cùng với lãi suất tích lũy, nhận thưởng từ công ty bảo hiểm, nhận lãi suất ưu đãi khi vay tiền từ công ty bảo hiểm, … • Hưởng các quyền lợi gia tăng: Nhiều công ty bảo hiểm cung cấp nhiều quyền lợi gia tăng nổi bật cho người tham gia như: bảo vệ cho cả gia đình trên một hợp đồng, miễn phí bảo hiểm cho con cái, miễn phí bảo hiểm cho người thụ hưởng, quyền lợi thay đổi phí, quyền lợi thay đổi thời hạn, … Kết luận Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm bảo vệ tài sản và trách nhiệm dân sự của người tham gia trước những rủi ro, tai nạn xảy ra trong cuộc sống. Bảo hiểm phi nhân thọ có nhiều loại, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bảo hiểm nhân thọ, ngược lại, là loại hình bảo hiểm tích lũy giá trị tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người tham gia. Bảo hiểm phi nhân thọ khác với bảo hiểm nhân thọ ở mục đích, phạm vi, mức phí, thủ tục bảo hiểm. Thông tin liên hệ: CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV HOME CREDIT VIỆT NAM Tầng G, 8 & 10, Tòa nhà Phụ Nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM Hotline 1900 633 633 Sản phẩm thẻ và Home PayLater1900 633 999 Email: Info@homecredit.vn  

Bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Khác gì với bảo hiểm nhân thọ? Đọc thêm »

155 là tài khoản gì? Hạch toán tài khoản 155 thế nào?

Tài khoản 155 là một tài khoản quan trọng trong quá trình kế toán hàng tồn kho. Vậy thì tài khoản 155 là tài khoản gì? Cách hạch toán tài khoản 155 này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tài khoản 155 này nhé. Tài khoản 155 là tài khoản gì? Cho những ai chưa biết 155 là tài khoản gì thì đây là tài khoản được dùng để thể hiện giá trị hiện có cũng như tình hình biến động của các loại hàng hóa thành phẩm của một doanh nghiệp, các loại hàng hóa thành phẩm này có thể là những hàng hóa đã hoàn thành được sản xuất từ các các bộ phận trong doanh nghiệp hoặc là doanh nghiệp thuê một đơn vị khác bên ngoài làm ra. Các hàng hóa này đều có một điểm chung đó là đã được hoàn thiện và đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật và đủ kiều kiện để nhập vào kho. Đối với các giao dịch xuất khẩu ủy thác tài khoản 155 chỉ sử dụng tại bên ủy thác chứ không được sử dụng cho bên nhận ủy thác, tức bên nhận thuê giữ hộ. Những đặc điểm của tài khoản 155 Thành phẩm do các bộ phận của doanh nghiệp sản xuất phải được đánh giá theo giá thành gốc của sản phẩm, bao gồm: chi phí phân công trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, vật liệu trực tiếp, chi phí nguyên liệu, chi phí sản xuất chung và các chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm. Các chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bố vào chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm và theo chi phí phát sinh mỗi kỳ. Chi phí sản xuất chung cố định được phân chia vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa vào công suất bình thường của doanh nghiệp. Nếu như mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định sẽ được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm, còn nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn mức công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường của doanh nghiệp. Chi phí sau sẽ không được tính vào giá gốc thành phẩm: Chi phí bảo quản hàng tồn kho Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. Các thành phẩm, sản phẩm thuê bên ngoài sản xuất sẽ được đánh giá theo giá thành thực tế gia công chế biến như sản phẩm được gia công tại các bộ phận trong doanh nghiệp. Giá trị thành phẩm tồn kho sẽ được tính theo một trong ba phương pháp như: Phương pháp giá thực tế đích danh, Phương pháp bình quân gia quyền, hay Phương pháp Nhập trước – Xuất trước Vào cuối mỗi tháng kế toán phải tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho và xác định hệ số chênh lệch giữa giá thành thực tế với giá hạch toán của thành phẩm, điều này sẽ làm cơ sở xác định giá thành thực tế của thành phẩm nhập, xuất kho trong kỳ. Hạch toán tài khoản 155 thế nào? Đối với tài khoản 155 bạn có thể hạch toán theo những cách sau đây: Hạch toán tài khoản 155 bằng phương pháp kê khai thường xuyên Nhập kho thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc cho bên ngoài gia công sẽ được tính như sau: Nợ TK 155 – Thành phẩm Có Tk 154 – 155 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Khi xuất kho thành phẩm để bán kế toán cần phản ánh được giá vốn của thành phẩm xuất bán, cách tính như sau: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm Xuất kho thành phẩm gửi đi bán hay xuất kho cho các cơ sở nhận bán hàng đại lý, ký gửi sẽ được tính như sau: Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Có TK 155 – Thành phẩm Đối với các thành phẩm đã bán nhưng bị trả lại sẽ được tính như sau: Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp Có các TK 111, 112, 131, … ( tức tổng giá trị của hàng bán bị trả lại) Lưu ý: Đối với thành phẩm đã bán bị khách hàng trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán sẽ phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại theo giá bán của hàng hóa khi chưa có thuế GTGT Khi kế toán sản phẩm tiêu dùng nội bộ sẽ được tính như sau: Nợ các TK 641, 642, 241, 211 Có TK 155 – Thành phẩm Trong trường hợp xuất kho thành phẩm chuyển cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp sẽ được tính như sau: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 155 – Thành phẩm Đối với các trường hợp xuất kho thành phẩm để đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh hay doanh nghiệp liên kết thì sẽ được tính như sau: Nợ các TK 221, 222 Nợ TK 811 – Chi phí khác ( đây là chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của thành phẩm) Có TK 155 – Thành

155 là tài khoản gì? Hạch toán tài khoản 155 thế nào? Đọc thêm »

Công nợ là gì? Viết thư xác nhận công nợ như thế nào?

Công nợ là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến trong quá trình hoạt động, vậy công nợ là gì? Và viết thư xác nhận công nợ như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm về vấn đề này thì hãy đọc bài viết sau đây để có lời giải cho hai vấn đề trên. Khái niệm về công nợ Công nợ là số tiền còn lại sau một kỳ khi doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các tổ chức cá nhân, công nợ sẽ được thu từ khách hàng khi tổ chức hay doanh nghiệp đã xuất hàng hóa cho khách hàng và đã có chứng từ kê khai thuế, trong một số trường hợp khách hàng đã nhận được sản phẩm nhưng vẫn chưa thanh toán được hoặc mới thanh toán được 1 phần, phần còn lại sẽ là công nợ. Không chỉ có công nợ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà còn có công nợ giữa cá nhân với doanh nghiệp. Bên cạnh các công nợ chính doanh nghiệp vẫn cần quan tâm đến các công nợ phải thu và phải trả có thể kể đến như: Tiền thu bồi thường hay trừ lương nhân viên do lỗi hàng hóa trong quá trình sản xuất, các khoản thu nội bộ, các khoản tiền tạm ứng của nhân viên, tiền lương phải trả công nhân viên hay phải trả phải nộp cho nhà nước. Người có trách nhiệm theo dõi công nợ của doanh nghiệp được gọi là kế toán công nợ. Có những loại công nợ nào? Như đã nói ở phần trên công nợ được chia thành hai loại chính là công nợ phải thu và công nợ phải trả. Công nợ phải thu Các loại công nợ phải thu của doanh nghiệp có thể kể đến các khoản như: tiền khách hàng nợ doanh nghiệp trong khi đã nhận sản phẩm, hàng hóa, các khoản đầu tư tài chính, tiền bán sản phẩm, hàng hóa….vv. Để có thể kiểm soát một cách hiệu quả các khoản công nợ cần được chia ra và theo dõi theo từng đối tượng cụ thể bởi kế toán công nợ. Đối với công nợ phải thu doanh nghiệp cần phải xác minh bằng văn bản, các khoản nợ tồn đọng lâu ngày rồi thì cần đưa ra biện pháp giải quyết. Nợ phải thu nên được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng và trường hợp cụ thể, ngăn cản tình trạng chiếm dụng vốn, dây dưa không trả nợ. Khi khách hàng thanh toán cần phải có đầy đủ các chứng từ hợp lệ để việc thanh toán, bù trừ nợ được diễn ra minh bạch, rõ ràng tránh tình trạng thất thu. Công nợ phải trả Các khoản phải trả của doanh nghiệp có thể kể đến như: các khoản phải trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ, vật liệu ….vv. Giống với các khoản nợ phải thu các khoản nợ phải trả cũng cần được chia ra và theo dõi theo từng đối tượng cụ thể bởi kế toán công nợ. Để quản lý tốt các khoản công nợ phải trả doanh nghiệp cần lưu ý đến các khoản phải trả cho nhà nước, người lao động và thực hiện chi đúng thời hạn, đúng luật lao động. Đối với các khoản nợ phải trả chưa có hóa đơn kế toán công nợ nên cập nhật liên tục, thống kế vào sổ sách một cách rõ ràng nhất để tránh để nợ kéo dài tồn đọng vừa khó giải quyết. Doanh nghiệp cần hạch toán chi tiết từng đối tượng công nợ kiểm soát các hạn thanh toán cho nhà cung cấp để bảo đảm chữ tín của doanh nghiệp. Viết thư xác nhận công nợ như thế nào? Trong trường hợp doanh nghiệp đối tác đã nhận hàng hóa nhưng chưa thanh toán công nợ thì việc gửi thư xác nhận công nợ là điều cần thiết, sau đây là mẫu thư xác nhận công nợ mà bạn có thể dùng để tham khảo. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc   Kính gửi: Công ty A Địa chỉ: của Công ty A BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ Kính thưa Quý vị, Hiện nay, …(mục đích xác nhận công nợ) tại thời điểm 01 tháng 01 năm 2021 của chúng tôi. Báo cáo của chúng tôi đã phản ánh số tiền mà chúng tôi phải thu từ Quý vị tại thời điểm ngày 01 tháng 1 năm 2021 như sau: Số tiền Quý vị còn nợ chúng tôi là: x.xxx.xxx.xxx VND Nhằm mục đích phục vụ cho…., xin Quý vị vui lòng ký xác nhận tính chính xác của số liệu ở trên vào phần cuối của trang này và gửi thư này trực tiếp (trước tiên bằng fax) và đến địa chỉ của chúng tôi tại:…… Thư này chỉ dùng cho mục đích xác nhận số dư mà không dùng cho bất kỳ mục đích nào khác nên mong quý vị đảm bảo bí mật. Nếu Quý vị không đồng ý với số dư nêu trên hãy thông báo trực tiếp cho chúng tôi về khoản chênh lệch so với số dư đã nêu trong thư này. Trân trọng kính chào, (ký và đóng dấu tại đây) Họ và tên: Người ký Chức vụ: Người ký Phần xác nhận của: Công ty A Xác nhận số dư trên là không đúng Họ và tên: Chức vụ: Ngày 01 tháng 01 năm 2021 Biên bản này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 1 bản. Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được công nợ là gì? Và viết thư xác nhận công nợ như thế nào? Việc kiểm soát tốt công

Công nợ là gì? Viết thư xác nhận công nợ như thế nào? Đọc thêm »

Giá thành sản phẩm là gì và cách tính giá thành sản phẩm phổ biến

Giá thành sản phẩm luôn là điều khiến khách hàng và các nhà sản xuất cũng như kinh doanh phải bận tâm. Vậy giá thành sản phẩm là gì và có cách nào để tính giá thành sản phẩm không? Để hiểu rõ những điều này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này nhé! Giá thành sản phẩm là gì? Giá thành sản phẩm được hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động hiện vật về khối lượng công việc, thành phẩm, dịch vụ. Quy trình sản xuất là một quy trình thống nhất bao gồm 2 trang: trang phế thải sản xuất và trang kết quả sản xuất. Toàn bộ chi phí (phát sinh trong kỳ, chuyển sang kỳ trước) và chi phí phải trả liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ và dịch vụ hoàn thành trong kỳ hình thành giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí mà công ty bỏ ra không phụ thuộc vào khối lượng công việc của thành phẩm trong kỳ. Khi giá trị sản phẩm dở dang (sản xuất hiện tại) đầu kỳ và cuối kỳ giống nhau hoặc ngành sản xuất không có sản phẩm. sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm tương ứng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể được thể hiện trong Sơ đồ 4.1: S Hình 4.1: Mối quan hệ giữa CPSX cùng với giá của sản phẩm Do đó, giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá phản ánh giá trị hao phí lao động sống và lao động vật nuôi thực sự bỏ ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm, chỉ những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sản xuất và tiêu dùng. Quá trình này được trả công cho việc tái sản xuất trong công ty, ngoại trừ các chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của công ty. Các khoản chi phí được tính vào giá thành sản phẩm phải phản ánh đúng giá trị thực tế của tư liệu sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng và các khoản chi phí khác. liên quan đến việc bù đắp chi phí lao động đơn giản. Bất kỳ phương pháp tính toán chủ quan nào không phản ánh đầy đủ các yếu tố giá trị trong chi phí có thể dẫn đến phá vỡ mối quan hệ tiền tệ và hàng hóa, không xác định được hiệu quả kinh doanh và thiếu khả năng thực hiện. dễ dàng sao chép và sử dụng rộng rãi. Các loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và lập kế hoạch chi phí cũng như yêu cầu xây dựng giá nguyên vật liệu, giá thành được nhìn nhận từ nhiều góc độ, về mặt lý thuyết trong các lĩnh vực tính toán khác nhau. Cũng giống như các chi phí riêng lẻ ngoài khái niệm chi phí xã hội, khái niệm chi phí nhà máy, tổng chi phí, v.v. Chi phí dự trù – Chi phí kế hoạch được xác định trước khi bắt đầu kinh doanh dựa trên chi phí thực tế của kỳ trước và các quy tắc ước tính chi phí của kỳ kế hoạch. Chi phí tiêu chuẩn: Giống như chi phí kế hoạch, chi phí tiêu chuẩn cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất. Ngược lại với chi phí kế hoạch được tạo ra trên cơ sở các tiêu chuẩn bình quân tiên tiến và không thay đổi trong kỳ kế hoạch, tiêu chuẩn chi phí được tạo ra trên cơ sở các tiêu chuẩn chi phí hiện hành tại một thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. thường là ngày đầu tháng), mức chi phí cố định luôn thay đổi theo sự thay đổi của định mức chi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chi phí được xác định sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở những chi phí phát sinh trong suốt quá trình sản xuất. Giá thành sản xuất, thường chính là giá thành xuất xưởng, là một trong những chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí liên quan tới sản xuất, chế tạo sản phẩm trong khu vực phân xưởng bán hàng, bộ phận sản xuất, bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tổng chi phí Chi phí Giá thành sản phẩm = sản xuất + quản lý + tiêu thụ sản phẩm, công ty, sản phẩm Chi phí tiêu thụ (tổng chi phí) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát triển liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (sản xuất, quản lý và bán hàng). Kết Luận Tóm lại, trong một công ty, chi phí sản xuất và giá cả của sản phẩm là hai yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí sản xuất là yếu tố đầu vào và nguyên nhân của sản phẩm là giá thành. Ngoài ra, chi phí sản xuất còn đóng vai trò là số liệu xuất hóa đơn, là cơ sở để tính giá thành. Trên đây chúng tôi đã đưa ra cho người đọc khái niệm “Giá thành sản phẩm là gì” cũng như cái nhìn tổng quan về giá thành sản phẩm ở các công ty sản xuất. Hi vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết. Viết giúp người đọc trong quá trình học tập nói chung và với việc

Giá thành sản phẩm là gì và cách tính giá thành sản phẩm phổ biến Đọc thêm »

Tài khoản ký quỹ là gì? Cần làm gì trước khi ký quỹ

Hiện nay hình thức ký quỹ được rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân thực hiện. Vậy tài khoản ký quỹ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin sau. Tài khoản ký quỹ là gì? Ngay cả những người đã hoặc đang thực hiện hình thức này cũng rất lúng túng khi được hỏi tài khoản ký quỹ là gì? Tài khoản ký quỹ là tài khoản được ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu, thỏa thuận. Yêu cầu và thỏa thuận này được thống nhất giữa ngân hàng và khách hàng sử dụng. Mỗi cá nhân hay doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền, hiện kim, giấy tờ có giá vào một tài khoản. Tài khoản này có thể có hoặc không có kỳ hạn để bảo lãnh cho doanh nghiệp khi thực hiện dự án nào đó. Hình thức này nhằm đảm bảo và chứng minh năng lực tài chính của bạn. Từ đó giúp bạn dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Đồng thời giúp bạn đảm bảo nghĩa vụ dân sự một cách đầy đủ và đúng thời hạn. Lợi ích khi sử dụng tài khoản ký quỹ là gì? Đây được xem như là việc thế chấp tài sản để tạo dựng lòng tin khi đầu tư. Điều này giúp tổ chức, doanh nghiệp gây dựng uy tín. Từ đó đảm bảo niềm tin với các đối tác của mình trong quá trình kinh doanh. Không chỉ có vậy tài sản trong tài khoản ký quỹ sẽ có phát sinh lãi. Như vậy tài sản đem đi ký quỹ vẫn có thể sinh lời. Những lĩnh vực có thể sử dụng tài khoản ký quỹ Tài khoản ký quỹ được biết là tài khoản thực hiện bảo lãnh doanh nghiệp. Cụ thể là chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực Luật Việt Nam quy định phải ký quỹ dưới đây: Tư vấn du học. Cho thuê lao động. Kinh doanh bảo hiểm. Lữ hành quốc tế. Hình thức tạm nhập, tái xuất. Những doanh nghiệp và người lao động sang nước ngoài làm việc. Tài khoản ký quỹ là gì trong thị trường chứng khoán? Giao dịch ký quỹ hiện nay được sử dụng phổ biến hơn trên thị trường chứng khoán. Liệu ở thị trường này tài khoản ký quỹ là gì và có lợi ích như thế nào? Về bản chất tài khoản ký quỹ được sử dụng như đòn bẩy trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khi hoạt động đầu tư có hiệu quả, mức sinh lời từ tài khoản này có thể tăng gấp bội. Điều này cho thấy hiệu quả rõ rệt so với đầu tư chỉ sử dụng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ. Ai nên sử dụng tài khoản ký quỹ? Nhìn chung để hình thức này có hiệu quả thì các nhà đầu tư cần phải có kinh nghiệm. Bên cạnh đó tâm lý khi giao dịch cần vững vàng để không bị cuốn theo biến động thị trường. Trong quá trình đầu tư không tránh khỏi những lần lựa chọn sai cổ phiếu. Nếu như lợi nhuận có thể tăng gấp bội nhờ ký quỹ thì cũng có thể thiệt hại nhiều lần. Để giảm thiểu rủi ro này các bạn cần tìm hiểu rõ quy định, cơ chế giao dịch ký quỹ. Đồng thời hãy phân tích kỹ các cổ phiếu bạn lựa chọn. Hãy nhớ giải ngân từng phần tránh mua full margin ở các cổ phiếu chưa chắc chắn. Đặc điểm của giao dịch qua tài khoản ký quỹ là gì? Các loại tiền ký quỹ Hiện nay phổ biến các loại tiền gửi ký quỹ như ký quỹ mở L/C. Đây là hình thức thư tín dụng do ngân hàng cấp. Sử dụng trong giao dịch xuất khẩu giữa người mua và người bán. Ký quỹ bảo lãnh được hiểu đơn giản là hình thức bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng khoản đền bù trong phạm vi nếu có phát sinh. Ngoài ra, ký quỹ để hoạt động đa ngành nghề như ở phần tài khoản ký quỹ là gì cũng rất phổ biến. Đặc điểm chung Các hình thức gửi tiền ký quỹ đều sử dụng VND hoặc ngoại tệ phổ biến như USD, EUR, GBP. Số dư tối thiểu sẽ phụ thuộc vào loại hình ký quỹ mà bạn lựa chọn. Về lãi suất áp dụng sẽ tính theo có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Quá trình ký quỹ Bên ký quỹ là cá nhân hoặc doanh nghiệp có tài sản ký quỹ. Tài sản ký quỹ được ngân hàng và tổ chức tín dụng nhận. Bên có quyền được thanh toán, bồi thường thiệt hại được ngân hàng dùng tài khoản ký quỹ thanh toán. Các thuật ngữ khi sử dụng tài khoản ký quỹ là gì? Để giao dịch có hiệu quả bạn cần biết những thuật ngữ sau: Tài sản đảm bảo là toàn bộ tài sản có trong tài khoản bao gồm tiền mặt, chứng khoán, cổ tức. Ngoài ra còn có quyền mua cổ phiếu và tài sản khác. Tỷ lệ nợ là tỉ lệ phần trăm giữ tổng dư nợ vay và tổng giá trị được phép vay. Tỷ lệ ký quỹ là khoản hỗ trợ tài khoản hoặc mã chứng khoán. Tỷ lệ này giao động từ 0% – 50%. Tổng kết Những thông tin cụ thể về tài khoản ký quỹ là gì trên đây sẽ là nền tảng cho những giao dịch trong tương lai của bạn. Hy vọng các bạn có cho mình những lựa chọn sáng suốt, trở thành một nhà đầu

Tài khoản ký quỹ là gì? Cần làm gì trước khi ký quỹ Đọc thêm »

Cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu mà bạn nên biết

Trên thực tế, tất cả những nhà kinh doanh, nhà đầu tư luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu sao cho đúng nhất. Vì tỉ lệ về tốc độ tăng trưởng này giúp cho nhiều nhà kinh doanh có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất khi kinh doanh. Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết thêm về những cách tính được tốc độ tăng trưởng này nhé! Những thông tin liên quan đến tốc độ tăng trưởng doanh thu Khái niệm về sự tăng trưởng doanh thu  Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là tất cả những phần trăm thay đổi doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể và được đưa ra trong một bối cảnh khá nhất định. Tỷ lệ tăng trưởng thường phụ thuộc vào 2 quá trình là tích lũy tài sản như vốn, lao động, cơ sở vật chất và đầu tư vào những tài sản có năng suất cao hơn. Mặc dù tiết kiệm và đầu tư đều là trọng tâm nhằm thúc đẩy được sự tăng trưởng nhưng đầu tư phải thật sự hiệu quả thì mới đẩy mạnh gia tăng doanh thu được.  Những vai trò chính của việc tính tốc độ tăng trưởng doanh thu  Định hướng nhằm phát triển những ngành nghề Thông thường, các tổ chức, cá nhân kinh doanh doanh sẽ chọn được một thời kỳ nhất định để xác định những tỷ số này. Sau khi đã có kết quả, họ sẽ suy xét xem doanh thu có được ở trong nhiều lĩnh vực liên quan này tăng hay giảm. Nếu tăng, họ có thể tiếp tục đầu tư, phát triển mạnh về ngành này. Nếu giảm, họ có thể tìm cách để khắc phục hoặc có thể ngừng đầu tư, ngừng hoạt động về lĩnh vực này. Giúp các nhà đầu tư được những quyết định đúng đắn  Chắc hẳn bạn cũng đã biết, khi tất cả nhà kinh doanh muốn đầu tư vào một tổ chức kinh tế hay một lĩnh vực nào đó, họ cần quan tâm đến vô cùng nhiều vấn đề. nhà kinh doanh cần phải xem xét xem liệu đầu tư vào lĩnh vực này có thu được lợi nhuận cao không? Hơn nữa, ngành này có đang phát triển hay bị suy giảm? Và để giải đáp cho các nhà kinh doanh được những câu hỏi quan trọng này, họ luôn quan tâm đến tỷ số đó chính là tốc độ tăng trưởng doanh thu. So sánh với các số liệu khác Thông thường, mọi người rất thường sử dụng tỷ số này để tham vấn, so sánh với nhiều số liệu khác. Hoặc là so sánh các tỷ số này giữa những cơ sở kinh doanh khác nhau. Từ đó, nhà kinh doanh có thể nhận thấy đâu là cơ hội tốt hơn (chi phí cơ hội nào tốt hơn). Dĩ nhiên, điều này cũng giúp những nhà kinh doanh đưa ra những quyết định sáng suốt trong kinh doanh. Ngoài ra, các nhà ngân hàng, hay nhiều tổ chức, cá nhân cho vay khác, nhân viên của công ty,… cũng rất quan tâm nhiều về vấn đề này. Vì nó đều phần nào tác động đến những lợi ích của họ.  Những cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu được dùng nhiều nhất  Tăng trưởng doanh thu theo một năm Hầu hết đến với cuối năm, các tổ chức, cá nhân kinh doanh đều tiến hành bắt đầu những cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu. Và họ có cách tính tốc độ tăng trưởng của doanh thu trong năm, bạn có thể thực hiện theo công thức sau: Ta có:  Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (Giá trị cuối – Giá trị đầu)/Giá trị đầu x 100 Trong đó: Giá trị doanh thu cuối: là tổng doanh thu cuối năm của năm mà bạn đang xét Giá trị doanh thu đầu: Là doanh thu đầu năm của năm mà bạn đang xét (doanh thu cuối năm của năm vào trước đó) Ví dụ như: Cuối năm 2018, công ty A có mức doanh thu là 30 tỷ. Cuối năm 2019, công ty A có mức doanh thu là 50 tỷ. Qua công thức trên, chúng ta có thể thấy năm 2019 doanh thu của công ty A đã tăng lên 66,67% so với năm 2018. Tăng trưởng doanh thu ở trong nhiều năm Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng doanh thu này không chỉ được xác định cho 1 năm. Mà nó còn được xác định trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, thời gian càng dài thì độ chính xác và khả năng phán đoán trong thực tế của tỷ số này sẽ được giảm đi rất nhiều. Nếu bạn muốn biết được cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu cho nhiều năm, hãy áp dụng công thức sau đây: Tốc độ TTDTn=((f/s)^1/y – 1) * 100 Trong đó: Tốc độ TTDTn: Là tốc độ tăng trưởng doanh thu ở trong nhiều năm f : Thể hiện là giá trị doanh thu đầu s : Thể hiện là giá trị doanh thu cuối n : Số năm mà chúng ta cần cần tính tốc độ tăng trưởng doanh thu Ví dụ như: Công ty B trong năm 2015 có mức doanh thu là 40 tỷ. Sau đó, đến năm 2019, công ty B có mức doanh thu là 60 tỷ. Qua công thức ở trên công ty B đã có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 10,68%. Trên đây mình đã chia sẻ cho các bạn chi tiết về những cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu. Hy vọng với những thông tin sẽ giúp các bạn đang muốn tìm hiểu đến sự tăng trưởng này nhé! 

Cách tính tốc độ tăng trưởng doanh thu mà bạn nên biết Đọc thêm »

Sàn binance của nước nào và hoạt động ra sao?

Nếu bạn là một nhà đầu tư tiền ảo mới vào nghề hay một nhà đầu tư lâu năm thì chắc bạn đều thắc mắc về sàn binance của nước nào và nó có an toàn không. Bài viết sau đây mình sẽ giải đáp cho các bạn những thông tin cần thiết về sàn giao dịch này nhé! ​​Sàn binance của nước nào? Sàn Binance là gì? Sàn Binance hay còn được gọi với một tên khác là sàn giao dịch Binance.com bởi đây là sàn giao dịch tiền mã hóa ( bằng tiền điện tử). Mọi người có thể mua hoặc bán tiền mã hóa chỉ mất trong vài phút mà không cần thông qua bất kỳ một nhà môi giới nào. Đây hiện là sàn giao dịch sở hữu được rất nhiều loại tiền điện tử phổ biến, tiềm năng và được coi uy tín trên thế giới nhất. Sàn binance của nước nào? Vậy sàn Binance của nước nào? Câu trả lời chính là bắt đầu từ nước Trung Quốc Sàn Binance được ra mắt vào năm 2017, hiện nay đã có hơn 1000 người truy cập vào đây hàng ngày trên nền tảng website. Được thành lập tại Thượng Hải, bởi một người Changpeng Zhao – CEO công ty Beiji Technology, đến năm 2018 thì đây cũng được đánh giá là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Trước khi Binance mở sàn giao dịch, họ cũng đã huy động tiền thông qua đợt phát hành tiền xu vào ban đầu ( ICO ). Đến hiện nay, từ khi bắt đầu mở sàn giao dịch cho đến năm 2018 thì Binance đạt trung bình hơn 1 tỷ đô la trong các giao dịch vào hàng ngày. Sàn Binance hoạt động như thế nào? Mọi người có thẻ truy cập được vào trang website của sàn giao dịch này, đây không chỉ là sàn giao diện tiền điện tử mà còn thêm khá nhiều hoạt động khác, nhưng tập trung nhất vẫn là giao dịch tiền ảo. Mọi người sẽ được mở tài khoản trên sàn sau đó nạp tiền vào ví điện tử hoặc chuyển tiền để mua được đồng tiền của mình. Bên sàn giao dịch này sẽ chuyển đổi giữ tiền Fiat của bạn sang tiền tiện điện tử, mọi người sẽ sở hữu coin thay vì tiền được pháp định. Phương thức giao dịch ở trên sàn Binance như sau:  Giao dịch với Spot: Giao dịch với hơn 740 cặp tiền mã hoá và tiền pháp định, bao gồm Bitcoin, Ethereum và BNB ở trên Binance Spot. Giao dịch Hợp đồng tương lai với những đòn bẩy lên tới 125x Gửi tiền mã hóa nhàn rỗi và nhận được rất nhiều tiền lãi Gia tăng phần thưởng khi đào tiền mã hoá với giao dịch Binance Pool: Tăng thêm thu nhập cho những ai là nhà đầu tư lâu năm, có thẻ VIP của sàn Mọi người sẽ được tiến hành mua tiền mã hóa ở ngay trên sàn, trong danh sách các loại tiền mã hóa mà sàn giao dịch này đã có sẵn. Mọi người có thể sử dụng được thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ để tiến hành mua được tiền điện tử, sau đó bạn sẽ giao dịch bằng những phương án mà chúng tôi đã nêu ở trên tùy đúng vào nhu cầu của mỗi người. Mọi người muốn giao dịch thì chỉ cần mở 1 tài khoản trên sàn, trong đó bao gồm được quy trình xác minh bằng ekyc khá phức tạp và mất khá nhiều thời gian để định danh được tài khoản. Sau khi được xác nhận định danh thành công mọi người hoàn toàn có thể nạp tiền và mua tiền điện tử, sau đó tiến hành giao dịch. Sàn Binance đang phát triển những loại hình hệ sinh thái nào?  US Binance  US Binance là phiên bản sàn giao dịch tiền ảo chỉ được dành riêng cho công dân Hoa Kỳ. Đây chính là điểm vô cùng khác biệt so với các sàn tiền ảo khác mà Binance xây dựng được 2 hệ thống khác nhau nhằm để phục vụ 2 nhóm đối tượng. Về cơ bản là tính năng giao dịch hay các dịch vụ của Binance US cũng giống với Binance nhưng nó lại có đặc thù theo những đặc điểm của thị trường Mỹ.  Binance P2P  Sàn Binance này là sàn giao dịch hiện được hỗ trợ ở trên phạm vi toàn thế giới trừ ở nước Hoa Kỳ. Binance P2P là sàn giao dịch ngang hàng hỗ trợ cho mọi người giao dịch trực tiếp giữa các nhà đầu tư với nhau hoặc với thương nhân còn Binance chỉ được đóng vai trò là trung gian kết nối mà thôi. Binance Dex Khác với Binance thì Binance DEX là sàn giao dịch phi tập trung được phát triển để nhằm mục đích phát triển tính năng tốt hơn Binance và luôn đảm bảo sự bảo mật của nền tảng phi tập trung mà nhờ qua đây nhà đầu tư đã có thể quản lý hoàn toàn được mã khóa riêng, tiền và giao dịch trực tiếp từ Trust Wallet. Binance Launchpad Binance Launchpad là một trong những hệ thống do Binance tạo ra để nhằm phục vụ mục đích hỗ trợ vào đầu tư Blockchain. Hệ thống xây dựng để thúc đẩy sự phát triển của blockchain ở dạng theo quỹ đầu tư, tiền điện tử và website phi tập trung bằng cách hỗ trợ vào các dự án tiềm năng ở trong ngành. Binance Pool Binance Pool còn được Binance phát triển để xây dựng cho các thợ đào ETH hỗ trợ công cụ đào coin một cách nhanh chóng, hiệu quả bằng các phương pháp khai thác FPS và chỉ tính phí tham gia khai thác Ethereum rơi vào khoảng 0,5%. Trên đây mình đã giải đáp cho các bạn những

Sàn binance của nước nào và hoạt động ra sao? Đọc thêm »

Tìm hiểu chi tiết về lợi thế thương mại là gì?

Lợi thế thương mại thường rất nhiều người nhắc tới trong các cuộc sáp nhập tại các công ty. Vậy “lợi thế thương mại là gì?” và “lợi thế thương mại được tính như thế nào?”. Bài viết sau đây mình sẽ trình bày rõ cho các bạn về những vấn đề trên nhé! Tổng quan về lợi thế thương mại Khái niệm  Lợi thế thương mại còn có tên gọi trong tiếng Anh là goodwill Lợi thế thương mại là khái niệm ám chỉ được sự khác biệt tại một thời điểm nào đó giữa giá trị ở thị trường của một công ty và tổng giá trị sổ sách của tài sản mà chủ nắm giữ. Nếu một công ty khác đang muốn mua công ty này, thì lợi thế thương mại chính là khoản mà người mua phải trả thêm ngoài vì giá trị tài sản của người bán, do chỗ nó có các mối quan hệ về thương mại, danh tiếng, kỹ năng quản lý và đặc biệt là công nghệ. Khi một công ty đã có tiếng xấu thì giá trị thị trường của nó đối với người muốn mua công ty có thể nhỏ hơn giá trị sổ sách được ghi trong bảng tổng kết tài sản. Trong trường hợp đó, lợi thế thương mại của công ty bị coi là âm. Định giá lợi thế thương mại Lợi thế thương mại rất khó để định giá, nhưng nó đóng góp rất đáng kể vào giá trị và thành công của công ty.  Ví dụ như một công ty như Coca-Cola đã tồn tại trong rất nhiều thập kỷ, tạo ra được một sản phẩm cực kỳ phổ biến dựa trên một công thức bí mật và thường rất được công chúng nhận thức, sẽ có rất nhiều lợi thế thương mại. Một đối thủ cạnh tranh, một công ty soda nhỏ ở trong khu vực mới chỉ kinh doanh được 5 năm, có một cơ sở khách hàng rất nhỏ, chuyên về soda nhưng có hương vị bất thường và gần đây phải đối mặt với vụ bê bối về sự nhiễm khuẩn ở trong soda nên sẽ có lợi thế thương mại giảm đi, thậm chí có thể bị âm. Lợi thế thương mại âm thường xảy ra khi một người thâu tóm mua một công ty với giá trị thấp hơn so với giá thị trường. Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng cho mình được một mức giá hợp lý cho việc mua lại nó. Lợi thế thương mại âm thường được được ghi nhận là thu nhập trên bảng cân đối những người muốn thâu tóm. Bởi vì các thành phần đã tạo nên lợi thế thương mại có giá trị chủ quan, do đó cần có một rủi ro đáng kể là một công ty có thể đánh giá cao về lợi thế thương mại trong việc mua lại.  Công thức tính về lợi thế thương mại Công thức: Lợi thế thương mại = P – (A+L) Trong đó: P: được coi là giá mua của công ty mục tiêu A: được coi là giá trị thị trường hợp lý của tài sản L: được coi là giá trị thị trường hợp lý của các khoản nợ Giá trị của lợi thế thương mại thường phát sinh ở trong một vụ mua lại khi bên thâu tóm mua một công ty với nhiều mục tiêu. Chênh lệch giữa số tiền mà tại bên mua trả cho giá trị sổ sách của công ty mục tiêu thường chính là giá trị về lợi thế thương mại.  Lợi thế thương mại có thể đạt được giá trị dương hoặc âm. Nếu giá trị thương mại âm thì đó là giá trị của các bản quyền, công nghệ độc quyền. Lợi thế thương mại âm nghĩa có nghĩa là bên mua đã mua được công ty mục tiêu với giá hời.  Những hạn chế của lợi thế thương mại là gì? Lợi thế thương mại rất khó được định giá và lợi thế thương mại âm có thể xảy ra khi bên mua thâu tóm một công ty với giá vô cùng thấp hơn so với giá trị thị trường hợp lí của nó. Điều này thường xảy ra khi công ty mục tiêu không thể hoặc sẽ không thương lượng được mức giá hợp lý cho việc mua lại. Do giá trị của các thành phần trong lợi thế thương mại thường mang đến một tính chất chủ quan, nên rất có thể xảy ra rủi ro lớn là một công ty có thể định giá quá cao lợi thế thương mại trong dịch vụ mua bán. Điều này có thể trở thành tin rất xấu cho các cổ đông do có khả năng lớn là các công ty sẽ buộc phải xóa sổ hoặc ghi giảm giá trị của lợi thế thương mại vào sau này. Một rủi ro khác cũng có thể xảy ra khi công ty phải đối mặt với khả năng thanh toán, dù trước đó nó là một công ty khá thành công. Khi gặp phải tình trạng này, các nhà đầu tư cho công ty cũng sẽ bị giảm trừ lợi thế thương mại khi tính toán về vốn cổ phần còn lại của công ty. Lý do cho hành động này là khi một công ty này mất khả năng thanh toán thì lợi thế thương mại mà chủ sở hữu không hề có giá trị bán lại. Trên đây mình đã trình bày cho các bạn chi tiết về lợi thế thương mại là gì? Hy vọng với những thông tin bổ ích và hạn chế trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về lợi thế thương mại nhé!

Tìm hiểu chi tiết về lợi thế thương mại là gì? Đọc thêm »

Mách bạn cách kiểm tra giao dịch Bitcoin nhanh chóng nhất

Hiện nay việc mua bán bitcoin đang khá phố biển ở thị trường tiền ảo Việt Nam. Tuy nhiên không phải cũng biết cách kiểm tra giao dịch Bitcoin. Bởi các giao dịch này vẫn khá phức tạp và khó khăn cho những người mới sử dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách kiểm tra mời bạn cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi. Quy trình xác nhận các giao dịch bitcoin cơ bản – Kiểm tra giao dịch Bitcoin Quá trình kiểm tra các giao dịch Bitcoin chuyển từ ví này sang ví khác Trước khi đi tìm hiểu cách kiểm tra giao dịch Bitcoin thì chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin về quy trình diễn ra của các giao dịch bitcoin chuyển từ ví này sang ví khác. Quá trình để chuyển được từ ví A sang ví B không đơn giản giống như việc gửi email gửi sẽ đến ngay, mà nó sẽ mất thời gian để xử lý, giải mã thuật toán và được xác nhận bởi các miner. Quá trình này thường sẽ mất từ 30 phút đến hơn 1 tiếng, trong một số trường hợp có thể lên tới 72h hoặc hơn. Nếu trong quá trình đã rút Bitcoin rồi mà không thấy được chuyển đến. Thì bạn nên suy nghĩ đến các trường hợp sau: Trường hợp 1: Nếu bạn rút Bitcoin từ ví riêng, có thể là ví giấy, ví cứng hoặc ví blockchain.com,… thì giao dịch này sẽ được ghi lập tức vào hệ thống và sẽ có mã ID giao dịch. Và việc của bạn là phải đợi từ 30 phút đến 1 tiếng và cũng có thể lâu hơn, sau đó giao dịch Bitcoin của bạn sẽ được chuyển tới ví mới. Bạn cũng có thể kiểm tra và theo dõi tiến độ bằng cách nhập mã Id giao dịch ( mã TXID). Trường hợp 2: Nếu bạn rút từ ví được bên thứ 3 cung cấp, như từ các trang web, sàn giao dịch, các trang web đào tạo Bitcoin trung gian, các website kiếm Bitcoin miễn phí,… thì trong trường hợp này bạn phải dùng ví của sàn để thực hiện giao dịch và cần đợi sàn chấp nhận sau đó sàn mới tiến hành chuyển bitcoin đi. Những giao dịch này sẽ được lưu vào blockchain mới có thể nhận mã TXID, khi giao dịch chính thức được tiến hành thì bạn chỉ cần chờ xác nhận bởi các miner mà thôi. Cách để kiểm tra xác nhận số lượng giao dịch Bitcoin Kiểm tra bằng mã TXID Thông thường, khi thực hiện chuyển (rút) Bitcoin từ ví này sang ví khác thì trong quá trình giao dịch bạn sẽ được cung cấp một mã TXID ( mã ID giao dịch). Mã TXID là một dãy ký tự ngẫu nhiên giúp bạn kiểm tra giao dịch Bitcoin nhanh chóng. Bạn sẽ sử dụng mã TXID này để kiểm tra giao dịch bằng các truy cập vào trang web Blockchain.com. Tiếp theo là nhấn vào biểu tượng tìm kiếm, dán mã TXID vào rồi tiến hành nhấn nút enter để tìm kiếm. Sau đó hệ thống sẽ trả cho bạn kết quả giao dịch như hình: Kiểm tra giao dịch bitcoin bằng website Blockchain Khi giao dịch được xác nhận thì bạn sẽ thấy xuất hiện hình ảnh: 3 confirmations: nghĩa là 3 xác nhận. Hình ảnh biểu thị giao dịch Bitcoin được xác nhận Nếu giao dịch Bitcoin của bạn chưa được xác nhận màn hình sẽ xuất hiện như sau: Hình ảnh cho biết giao dịch Bitcoin đang chờ xác nhận Kiểm tra theo địa chỉ ví Đối với một số trường hợp mà khi tiến hành rút hay chuyển Bitcoin mà sàn giao dịch hay một số trang web không cung cấp mã TXID thì trường hợp này bạn có thể tự mình lấy mã và kiểm tra giao dịch bằng địa chỉ ví. Có thể kiểm tra bằng cách dùng địa chỉ ví gửi hoặc ví nhận đều được. Tuy nhiên tốt nhất bạn hãy kiểm tra bằng địa chỉ ví nhận. Bởi vì trong một số trường hợp sẽ không biết địa chỉ ví gửi. Cách để kiểm tra như sau: Cũng tương tự như cách kiểm tra bằng mã TXID, bạn truy cập vào Blockchain.com rồi nhấn vào địa chỉ tìm kiếm dán địa chỉ vào sau đó nhấn enter. Kết quả kiểm tra giao dịch Bitcoin bằng địa chỉ ví Khi nào thì một giao dịch Bitcoin hoàn thành? Cách để kiểm tra giao dịch chính xác nhất Một giao dịch Bitcoin được coi là hoàn thành khi mà nó đã hoàn tất được thủ tục chuyển vào ví của bạn và có khả năng sử dụng nó để gửi nhận bới người khác. Các trường hợp giao dịch Bitcoin hoàn thành: Trường hợp 1: Nếu bạn rút từ ví riêng, khi giao dịch được gửi đi mặc dù chưa được các miner xác nhận nhưng vẫn sẽ thấy được ghi có trên ví mới luôn. Tuy nhiên thì phải từ 3-4 xác nhận thì mới sử dụng được số Bitcoin chuyển sang ví khác hoặc các giao dịch mua bán Bitcoin. Trường hợp 2: Nếu bạn sử dụng ví sàn thì thường nó cũng như ví riêng. Khi giao dịch bitcoin được gửi đi sẽ được ghi trên hệ thống luôn. Tuy nhiên cũng có một số sàn yêu cầu phải có 2 xác nhận mới được ghi vào hệ thống. Tùy thuộc vào từng sàn giao dịch mà số lượng yêu cầu xác nhận giao dịch khác nhau. Có sàn sẽ yêu cầu 3 xác nhận, có sàn yêu cầu 4, có sàn yêu cầu 5 xác nhận và cũng có thể nhiều hơn. Cần lưu ý để kiểm tra giao dịch một cách chính xác. Trên đây là những thông tin liên quan đến giao dịch Bitcoin. Hy vọng

Mách bạn cách kiểm tra giao dịch Bitcoin nhanh chóng nhất Đọc thêm »